Quy trình kiểm định cân ô tô theo ĐLVN 13:2019 đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác và công bằng để xác định trọng lượng của ô tô. Điều này không chỉ là yếu tố quan trọng để duy trì an toàn giao thông mà còn để đảm bảo công bằng trong các giao dịch thương mại và vận chuyển hàng hóa. Hãy cùng Tân Quốc Hưng tìm hiểu chi tiết về quy trình này ngay sau đây.
Vì sao phải kiểm định cân ô tô?
Kiểm định là biện pháp kiểm soát về đo lường do tổ chức kiểm định phương tiện đo được chỉ định thực hiện để đánh giá, xác nhận phương tiện đo đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Khi nào cần tiến hành kiểm định cân ô tô?
Thông thường cân ô tô được kiểm định tại 3 thời điểm như sau:
- Kiểm định ban đầu
- Kiểm định định kỳ
- Kiểm định sau sửa chữa
Kiểm định ban đầu
Là việc kiểm định lần đầu tiên đối với cân ô tô trước khi đưa vào sử dụng.
Khi nào cần tiến hành kiểm định cân ô tô?
Kiểm định định kỳ
Là việc kiểm định theo chu kỳ trong quá trình sử dụng được quy định tại Điều 4 của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN
Kiểm định cân ô tô định kỳ
Kiểm định sau sửa chữa
Là việc kiểm định đối với cân ô tô thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cân ô tô được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
b) Chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) của cân ô tô bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc và các đặc tính kỹ thuật đo lường của cân ô tô không bị thay đổi so với mẫu đã được phê duyệt;
c) Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Người sử dụng cân ô tô phát hiện dấu hiệu có khả năng cân ô tô không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.
Khi nào cần kiểm định cân ô tô?
Quy trình kiểm định cân ô tô (ĐLVN 13:2019)
Quy trình kiểm định cân ô tô cần được thực hiện đầy đủ như sau:
Phương tiện kiểm định cân ô tô
- Quả cân có tổng khối lượng phải đạt 20% khối lượng tối đa.
- Quả cân xác định sai số.
- Tải bì đủ kiểm tới khối lượng tối đa.
Điều kiện kiểm định
- Nhiệt độ: như nhiệt độ làm việc bình thường của cân;
- Ảnh hưởng của tác động bên ngoài (rung động, điện từ trường, điện áp lưới, ...) không làm sai lệch kết quả kiểm định.
Chuẩn bị kiểm định
Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
- Cân phải được lắp ráp hoàn chỉnh, vệ sinh sạch sẽ sẵn sàng ở tư thế kiểm định.
- Tập kết đủ quả cân chuẩn, tải bì và phương tiện kiểm định khác. Quả cân chuẩn phải còn trong thời hạn hiệu lực kiểm định.
Chuẩn bị cho quy trình kiểm định cân ô tô
Tiến hành quy trình kiểm định cân ô tô theo ĐLVN 13:2019
Kiểm tra bên ngoài
- Nhãn của cân cần phải hiển thị đầy đủ thông tin như mã hiệu, số hiệu, thông số kỹ thuật, nơi sản xuất và nhà chế tạo.
- Các vị trí đóng dấu hoặc dán tem kiểm định phải đảm bảo dễ thao tác mà không làm thay đổi các đặc trưng đo lường của cân.
- Kiểm tra từng chi tiết và bộ phận của cân để đảm bảo số lượng đầy đủ và lắp đặt đúng vị trí hoạt động.
Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra các chi tiết và lắp ghép
- Khả năng dao động của bàn cân. Các mối ghép cố định không bị lỏng trong quá trình sử dụng cân.
- Kiểm tra đầu đo: Các đầu đo của một cân phải có chỉ tiêu kỹ thuật và đo lường như nhau (cấp chính xác, kiểu chịu lực, tải trọng Max, độ nhậy, độ tuyến tính..v..v..); Kiểm tra việc lắp đặt các đầu đo: các mối ghép kẹp chặt bằng bulông, thăng bằng, tiếp xúc đồng đều với bàn cân.
- Hộp đấu dây và dây dẫn Hộp đấu dây phải kín khít, chống ẩm tốt và có khả năng hiệu chỉnh. Dây dẫn tín hiệu từ hộp đấu dây đến đầu hiển thị ngắn nhất có thể. 7
- Bộ phận chỉ thị Chỉ thị số phải rõ ràng, các phím bấm phải hoạt động tốt.
- Móng và bệ cân Móng cân không được lún, nứt, đọng nước. Bệ cân phải vững chắc. Nẹp hố móng có khe hở đều với bàn cân, cơ cấu chống dao động ngang,dọc bàn cân được chỉnh thích hợp; độ dốc đường dẫn ra, vào bàn cân thích hợp cho ôtô ra hoặc vào bàn cân.
Quy trình kiểm định cân ô tô - kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra đo lường
- Sai số lớn nhất được tính dựa trên mức cân và giá trị độ chia kiểm.
- Độ nhậy: Khi thêm hoặc bớt một gia trọng, mỏ kim chỉ phải dịch chuyển không nhỏ hơn 5 mm.
- Độ động: Khi thêm hoặc bớt một gia trọng bằng 1,4 d, chỉ thị của cân phải thay đổi số chỉ.
- Độ lặp lại: Tại mỗi mức tải, chênh lệch lớn nhất của ba lần cân cùng một tải trọng, không được lớn hơn sai số cho phép của mức tải đó.
- Độ chênh lệch kết quả khi đặt tải lệch tâm: Tại mức kiểm tra, chênh lệch lớn nhất các kết quả cân ở giữa và hai đầu bàn cân không được lớn hơn giá trị sai số cho phép ở mức cân đó.
Xử lý chung
- Cân ô tô đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được cấp giấy chứng nhận kiểm định và đóng dấu kiểm định và/ hoặc dán tem kiểm định theo quy định. Dấu kiểm định phải được đóng (hoặc tem niêm phong phải được dán) tại các vị trí ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.
- Chu kỳ kiểm định của cân ô tô: 12 tháng.
- Chu kỳ kiểm định của cân ô tô chuyên dùng để kiểm tra tải trọng xe cơ giới: 24 tháng.
>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định cân ô tô điện tử uy tín
Lời kết
Quy trình kiểm định cân ô tô theo chuẩn ĐLVN 13:2019 không chỉ là một yếu tố bảo đảm an toàn mà còn là chìa khóa để một hệ thống vận tải và thương mại hoạt động công bằng và hiệu quả. Việc tuân thủ và thực hiện đúng chuẩn này đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, đồng nhất và đáng tin cậy trong quản lý trọng lượng của các phương tiện giao thông